UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HOÀ
Số: /BC-TH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nhân Hoà, ngày tháng 10 năm 2023
|
BÁO CÁO
Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số
Năm học 2023 - 2024
Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đối số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 26/10/2021 của ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ GD&ĐT Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của CSGD phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Thực hiện Kế hoạch số 167/KH-GDĐT ngày 13/3/2023 của Phòng GD&ĐT về chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023;
Thực hiện Thông báo số 386/TB-SGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Sở GD&ĐT Kết luận của Giám đốc Sở GDĐT tại Hội nghị Tập huấn đánh giá mức độ chuyển đổi số các cơ sở giáo dục theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT và Quản trị CSDL ngành,
Trường tiểu học Nhân Hoà báo cáo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số năm học 2023-2024 như sau:
I. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác phổ biến tuyên truyền
- Nhà trường đã tổ chức quán triệt chủ trương của Đảng, của ngành, cung cấp thông tin, khái niệm cơ bản về chuyển đổi số, công nghệ số, dịch vụ số và sự cần thiết phải chuyển đổi số; tích cực truyền thông, nâng cao nhận thức của nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh, học viên và cha mẹ các em để quán triệt quan điểm chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh và không thể không thực hiện nếu không muốn lạc hậu với xu thế phát triển.
- Truyền thông về chuyển đổi số hướng đến lợi ích của học sinh, phụ huynh; nâng cao văn hóa khai thác và ý thức sử dụng công nghệ thông tin từ gia đình đến nhà trường và xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội thông tin, gắn kết với bảo đảm an toàn, an inh thông tin cho người sử dụng.
- Thực hiện một số bài tuyên truyền chuyển đổi số đến giáo viên, học sinh như việc tham gia học trực tuyến tại gia đình, khai thác kiến thức trên mạng, học qua chương trình phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam; Việc cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành đối với cả giáo viên và học sinh về lý lịch cá nhân, về đánh giá chuẩn nghề nghiệp, sổ liên lạc điện tử, thông tin học tập, … thông qua chuyên đề chuyên môn, họp Hội đồng, chuyên đề Đội, Chương trình phát thanh măng non hàng tuần của Liên đội.
2. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Phòng thực hành Tin học, phòng lab ngoại ngữ tiếp tục được đầu tư, bổ sung trang thiết bị trong đó có thiết bị số.
- Wifi đã phủ sóng toàn trường, mạng dây đã kết nối đến từng lớp học trực tiếp và các phòng bộ môn.
- Các phòng học được trang bị đầy đủ ti vi, giáo viên có máy tính để thực hiện việc giảng dạy trên lớp.
- Rà soát kịp thời đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, gia đình khó khăn đề nghị các tổ chức tài trợ máy tính bảng giúp học sinh có phương tiện tham gia học trực tuyến.
3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ
- Tổ chức nhiều buổi tập huấn thiết thực về Office 365, những công nghệ cơ bản phục vụ việc giảng dạy, soạn bài cho giáo viên góp phần giúp giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập trực tuyến và học tập kết hợp trong trạng thái bình thường mới.
- Thành lập Tổ công nghệ thông tin hỗ trợ các giáo viên, tham gia tập huấn, tọa đàm, hội thảo liên quan đến năng lực số (tập huấn Science data của Microsoft, tọa đàm “Người thầy đổi mới sáng tạo thời đại 4.0” của Mobiedu, chuỗi hội thảo “Dạy học trong thời đại số” của Edumate…).
- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyển đổi số theo tháng, có đánh giá kết quả hàng tháng.
- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc về công tác chuyển đổi số trong nhà trường.
- Tổ chức một số buổi hướng dẫn cán bộ giáo viên thực hiện một số thông tin liên quan đến công nghệ kịp thời, có hiệu quả; tập huấn và cho giáo viên tham gia thi bài giảng Elearning các cấp.
4. Việc triển khai phần mềm mới, duy trì, nâng cấp phần mềm ứng dụng đang sử dụng
- Nhà trường tiếp tục triển khai phần mềm mới, duy trì, nâng cấp phần mềm ứng dụng đang sử dụng để thực hiện chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.
II. NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
- Nhà trường đã chú trọng công tác tuyên truyền đến 100% CBGVNV, phụ huynh và học sinh, 5 buổi tuyên truyền với 24 CBGVNV, 519 học sinh và 519 phụ huynh được tham gia với hình thức trực tiếp, gián tiếp thông qua họp Hội đồng, Chương trình phát thanh măng non, nhóm lớp. Qua đó CBGVNV, học sinh và phụ huynh đã tích cực hưởng ứng và vận dụng công nghệ thông tin trong mọi hoàn cảnh, mọi nhiệm vụ quản lý, chuyên môn.
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Có 01 phòng thực hành Tin học với 20 máy tính đảm bảo 2 HS/máy; 6 máy tính phục vụ công tác quản lý và các đoàn thể.
- Có 01 phòng lab ngoại ngữ với 40 tai nghe và một bộ máy tính.
- Có 18 ti vi được trang bị đầy đủ tại các phòng học phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy và học tập.
- 100% giáo viên có máy tính để thực hiện việc giảng dạy trên lớp.
- 01 phòng có trang bị thiết bị phục vụ các cuộc họp trực tuyến.
- Wifi đã phủ sóng toàn trường, mạng dây đã kết nối đến từng lớp học trực tiếp và các phòng bộ môn, có 16 bộ phát modem tại 16 phòng học và các phòng khu hiệu bộ.
- Nâng cấp đường truyền của Dịch vụ VNPT CA đảm bảo việc dạy học trực tuyến.
3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ UDCNTT
- Trong những năm qua, nhà trường đã chủ động tổ chức bồi dưỡng cho 100% CBGV với những nội dung sau:
+ Làm giáo án điện tử Elearning.
+ Sử dụng Azota.
+ Sử dụng eNetViet.
+ Sử dụng phần mềm Zoom, meet.
+ Sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.
- Tổ chức tập huấn cho 100% CBGVNV về việc Chuyển đổi số.
- 100% CBGV tham gia đầy đủ, kịp thời bồi dưỡng modun theo Chương trình GDPT 2018 trên hệ thống LMS theo công văn số 131/KH-SGDĐT ngày 01/11/2022.
4. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, thông tin liên lạc, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
a) Trong quản lý (CSDL)
- Phần mềm quản lý cán bộ.
- Phần mềm trong quản lý trường học.
- Trong việc nộp, nhận các văn bản chỉ đạo, thực hiện thông tin hai chiều thường xuyên, kịp thời.
- Trong quản lý tiền lương, chế độ, chính sách đối với CBGVNV.
- 100% CBGVNV đã tham gia găn chíp căn cước công dân, thẻ ATM.
- Tháng 10/2023, Nhà trường đã phân công cán bộ, giáo viên phụ trách công tác bồi dưỡng trực tuyến trên hệ thống LMS (đ/c Tri, Tuyên).
- Đã triển khai ngày chuyển đổi số Thành phố Hải phòng năm 2023.
- Tổ chức cho 100% CBGVNV đăng ký lập tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo Công văn số 466/PGDĐT ngày 13/9/2022.
- Nhà trường đã kịp thời cập nhật môn học trên CSDL ngành.
- Cập nhật đầy đủ mã định danh CSDL ngành GDPT đảm bảo sự đồng bộ giữa TEMIS và LMS theo công văn 201/PGDĐT ngày 15/4/2022.
b) Chuyển đổi số trong quản trị trường học
- Đã kiện toàn tổ chức, bộ phận phụ trách CNTT, chuyển đổi số và công tác thống kê giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn lực.
- Củng cố Tổ Công nghệ thông tin đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ công nghệ thông tin được đồng bộ và nhất quán đến từng bộ phận, gồm 1 đ/c PHT, TTCM tổ 1,2,3, và 5 thành viên khác có khả năng CNTT tốt.
- Xây dựng được các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu giáo dục; các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho 100% GV theo trực tiếp và trực tuyến và đảm bảo được cấp tài khoản sử dụng để tự bồi dưỡng qua mạng một cách chủ động, thường xuyên. Thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo và thử nghiệm các công nghệ số trong giáo dục, tổ chức kết nối, tập hợp, thúc đẩy phát triển CNTT giáo dục trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng nền tảng giáo dục số.
- Thực hiện quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT; phân công trách nhiệm, đảm bảo tuân thủ quy định về thông tin cá nhân, về sở hữu dữ liệu.
- Thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu giáo dục chuyên ngành giáo dục. Tập trung chuyển đổi số, cụ thể:
+ CSDL chuyên ngành tổ chức cán bộ: Quản lý nhân sự, quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; tuyển dụng.
+ CSDL về công tác đánh giá công tác thi đua - khen thưởng.
+ CSDL về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
+ CSDL về quản lý văn bằng, chứng chỉ.
+ CSDL về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
+ CSDL quản lý trang thiết bị giáo dục (cơ sở vật chất)
+ CSDL quản lý lương.
- Đã tiến hành tập huấn ứng dụng hồ sơ điện tử gồm sổ điểm, học bạ, hồ sơ chuyên môn, áp dụng chữ ký số trong quản lý sổ điểm, học bạ và hồ sơ chuyên môn; ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin với phụ huynh trên nền tảng số. Kết nối với trang website của Sở GD&ĐT để đưa công khai các thông tin của trường thường xuyên; Cung cấp đầy đủ thông tin trên trang thông tin điện tử (cơ sở vật chất, chương trình học, đội ngũ, …) theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Hồ sơ công việc tại nhà trường được xử lý trên môi trường mạng (trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- CBQL, GV Ứng dụng CNTT trong quản lý, quản trị (Từ quản lý giáo viên, cán bộ, học sinh đến quá trình học tập, thời khóa biểu, cơ sở vật chất, thu - chi không dùng tiền mặt, …) đồng bộ với hệ thống dữ liệu của ngành.
c) Trong công tác tuyển sinh, PCGD
- Công tác tuyển sinh được thực hiện theo hướng dẫn Công văn số 996/SGDĐT-KTKĐ, ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Sở GD&ĐT về việc Hướng dẫn tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023 - 2024; Công văn 883/HD-UBND, ngày 16/5/2022 của UBND huyện Vĩnh Bảo về việc tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023- 2024. Phụ huynh tự đăng nhập Hệ thống tuyển sinh đầu cấp tại địa chỉ https://tsdc.haiphong.edu.vn để đăng ký thử nghiệm với tài khoản đã được Trường Mầm non cung cấp (gồm mã học sinh và mật khẩu).
- Công tác phổ cập GD-XMC thực hiện trên hệ thống đảm bảo chính xác, kịp thời (có các biểu mẫu in từ phần mềm).
d) Trong việc thu, chi
- Cơ bản các phụ huynh, giáo viên đã thực hiện không dùng tiền mặt đối với các loại quỹ theo quy trình: Phụ huynh -> tài khoản GVCN -> tài khoản trường (ngân hàng), sau đó KT có trách nhiệm chuyển những nội dung như CSVC, tiền tiết 4 buổi 2, kinh phí liên kết sang kho bạc. Kết quả có 100% các lớp và bước đầu có khoảng 45% phụ huynh thực hiện việc không dùng tiền mặt khi nộp các loại kinh phí.
d) Trong dạy - học, công tác chuyên môn
- 100% Giáo viên chủ nhiệm thực hiện sử dụng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử.
- 100% giáo viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin trên lớp:
- Giáo viên tích cực tham gia làm và sử dụng bài giảng điện tử Elearning, hàng năm nhiều giáo viên tham gia soạn bài giảng video, bài giảng điện tử Elearning. Tất cả đã làm kho học liệu để sử dụng chung trong nhà trường.
- 100% học sinh tham gia tin nhắn điện tử để phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh giáo dục đạo đức, nhắc nhở việc học tập trực tuyến, trực tiếp và các thông tin khác liên quan.
- Hiện tại có 470/519 học sinh có trang thiết bị, phương tiện tham gia học trực tuyến, trong đó có 6 em được các tổ chức hỗ trợ máy tính bảng.
- Có một số giáo viên tiếp tục kết hợp vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến trên lớp.
Như vậy, công tác chuyển đổi số tiết kiệm tối đa chi phí học tập. Không
giới hạn trong truy cập tài liệu học tập, chủ động trong việc học tập mọi lúc, mọi nơi và không gian.
5. Danh mục các phần mềm đã và đang sử dụng trong nhà trường
STT
|
Tên: Ứng dụng/website/Hội thảo/Tập huấn/Tài liệu… về công tác chuyển đổi số
|
Lĩnh vực áp dụng (quản lý, tuyên truyền, dạy học, kiểm tra đánh giá
|
Ghi chú
|
1
|
Ứng dụng eNetViet
|
Công tác quản lý
|
|
2
|
Trang Web: https://csdl.haiphong.edu.vn
|
Công tác quản lý
|
|
3
|
Phần mềm ISPring Suite 9 làm giáo án điện tử Elearning
|
Dạy học
|
|
4
|
Phần mềm Azota: Giao bài tập
|
Dạy học
|
|
5
|
Phần mềm Pometfactory: Cắt ghép nối …video
|
Dạy học
|
|
6
|
Phần mềm quản lý thông tin học sinh
|
Dạy học
|
|
7
|
Phần mềm dịch vụ công kho bạc
|
Kế toán
|
|
8
|
Phần mềm quản lý tài sản
|
Kế toán
|
|
9
|
Phần mềm quản lý cán bộ
|
Kế toán
|
|
10
|
Phần mềm kế toán
|
Kế toán
|
|
11
|
Phần mềm chữ ký số BHXH
|
Kế toán
|
|
12
|
Dịch vụ Internet
|
Công tác dạy học, kiểm tra đánh giá
|
|
13
|
Phần mềm quản lý hồ sơ chữ ký số
|
Sổ điểm, học bạ, HSSS giáo viên.
|
|
III. QUY TRÌNH TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Nhà trường đã thực hiện theo đúng quy trình tự đánh giá như sau:
+ Hội đồng tiến hành tự đánh giá dựa trên các hồ sơ, minh chứng cụ thể và ghi chép biên bản đầy đủ, đúng quy định.
+ Hoàn thiện báo cáo công tác triển khai việc đánh giá mức độ chuyển đổi số.
+ Ra quyết định phê duyệt kết quả tự đánh giá số.
+ Việc lưu hồ sơ, minh chứng được sắp xếp đóng quyển thành 1 bộ lưu tại nhà trường.
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
1. Đánh giá chung
a) Ưu điểm: Nhìn chung, trong những năm qua, bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã tập trung tuyên truyền công tác chuyển đổi số, chỉ đạo, triển khai đến 100% cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trên các mặt hoạt động của nhà trường, đoàn thể, cá nhân. 100% CBGVNV cơ bản đã có chuyển biến tích cực từ nhận thức đến việc làm, sử dụng khá thành thạo trong từng vị trí việc làm, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và công tác thống kê giáo dục năm học 2023-2024.
- Phân công các thành viên phụ trách triển khai thực hiện cập nhật, báo cáo, hướng dẫn CBGVNV thực hiện tốt công tác CNTT.
- Tham gia đầy đủ tập huấn ký hồ sơ chuyên môn, hồ sơ học sinh.
- Tiếp tục thực hiện công tác thu, chi không dùng tiền mặt.
- Công khai các khoản thu theo quy định trên cổng thông tin điện tử.
- Tích cực đăng bài, tin trên cổng thông tin điện tử, trang Fanpage của nhà trường.
- Tiếp tục quán triệt CBGVNV nắm bắt chủ trương, các văn bản chỉ đạo về công tác CNTT, tích cực ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ, tham gia các cuộc thi về thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử, thiết bị dạy học số, …
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện lồng ghép nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và thống kê giáo dục vào kế hoạch nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
b) Hạn chế: Một số giáo viên còn hạn chế trong việc soạn bài giảng điện tử. Việc sử dụng hồ sơ số bước đầu còn lúng túng.
2. Kết quả
Căn cứ vào kết quả tự đánh giá, Ban chỉ đạo và tổ công nghệ đánh giá
mức chuyển đổi số của nhà trường như sau:
- Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học”: Đạt 60/100 điểm, đạt Mức độ 2.
- Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục”: Đạt 74/100 điểm, đạt Mức độ 2.
V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Cấp Phòng tiếp tục có định hướng nội dung tập huấn giúp cho công tác Chuyển đổi số của các nhà trường thực hiện có hiệu quả.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Nguyệt
|